CÁCH CHĂM SÓC TRẦU BÀ CÁNH PHƯỢNG ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Trong phong thủy, cây Trầu Bà Cánh Phượng là loại cây đem tới cho gia chủ những hồng phúc, tài lộc. Những tán lá xum xuê của tán lá thể hiện sự thịnh vượng hơn về tài chínhVẻ đẹp uy quyền của Trầu Bà Cánh Phượng rất thích hợp cho những người làm việc ở chức vụ cao, cầu mong sự nghiệp được thăng tiến. Vậy hãy cùng CTREE tìm hiểu cách chăm sóc cây Trầu bà cánh phượng nhé!

1. Nước

Cây Trầu Bà Cánh Phượng đòi hỏi về lượng nước không cao. Nếu thời tiết quá nắng, bạn hãy thường xuyên phun sương cho cây.

Trung bình hãy tưới nước cho cây theo tần suất là 2 lần/tuần với lượng nước vừa phải. Còn đối với cây trầu bà cánh phượng trồng ngoài vườn hãy tưới 1 lần/ngày vào thời điểm buổi sáng sớm hay chiều muộn.

Lưu ý, bạn không được tưới nước cho cây vào thời điểm trưa nắng gắt hay vừa tưới nước xong thì đemr cây ra phơi nắng, sẽ làm cho cây dễ úng chết. Bên cạnh đó, tránh sử dụng nước quá lạnh hay nước quá nóng để tưới cho cây trầu bà lá rách nhé.

Vào giai đoạn mùa đông hay khi thời tiết mưa nhiều, nên hạn chế tần suất tưới và lượng nước tưới. Chờ cho tới khi đất xung quanh gốc trong chậu thật khô thì mới bổ sung thêm nước cho cây.

Cây trầu bà cánh phượng - Ý nghĩa phong thủy & cách trồng - Fao.org.vn

2. Ánh sáng

Cây Trầu Bà Cánh Phượng sẽ phát triển tốt nếu chúng được sống dưới ánh sáng Mặt trời nhẹ, thích bóng râm. Vì vậy, bạn có thể trồng cây trầu bà cánh phượng trong nhà mà cây vẫn hoàn toàn sống tốt được.

Chỉ cần bật đèn huỳnh quang cho cây hay thi thoảng đem cây ra phơi nắng nhẹ là được. Bạn cũng có thể đặt chậu cây trầu bà tay phật tại vị trí gần cửa sổ, ban công hay những nơi có nắng được che rèm.

3. Phòng bệnh

Cây Trầu Bà cánh phượng là cây cảnh ít khi bị nhiễm sâu bệnh, có sức sống dẻo dai. Tuy nhiên, trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây thì bạn nên ngăn ngừa bệnh. Phải đảm bảo rằng cây trầu bà luôn trong trạng thái thông thoáng bằng cách thường xuyên cắt tỉa cành lá úa, nhặt bỏ đi những lá héo rụng.

Ngoài ra, hãy thường xuyên lau sạch lá bằng nước muối và vải sạch để cây bớt bám bụi, bám sâu rầy gây nên bệnh hại.

Trong môi trường đất ngập úng hay quá ẩm ướt cây trầu bà cánh phượng có thể gặp phải bệnh thối thân bởi nấm.

Bệnh thường hình thành vào thời điểm mùa đông, khí trời lúc này có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cách khắc phục là giảm liều lượng nước tưới, tăng nhiệt độ phòng trồng cây và phun thuốc ngăn ngừa nấm.

Vào giai đoạn mùa đông, nếu khí hậu quá lạnh hay có mù sương muối, bạn hãy sử dụng rơm rạ tủ xung quanh gốc để giữ ấm cho cây được sinh trưởng tốt hơn, tránh nhiễm sâu bệnh.

Tổng hợp một số loại trầu bà có lá lớn, đẹp và lạ mắt nguồn gốc từ châu Mỹ

6. Phân bón

Khoảng thời gian là 1 tháng sau khi tiến hành tách bụi hay thay đất cho cây, rễ cây trầu bà cánh phượng lúc này bắt đầu ổn định thì bạn nên sử dụng phân hữu cơ pha loãng tưới xung quanh gốc cây.

Tiếp theo, bạn hãy bón cho cây loại phân NPK 20-20-15 theo định kì là 6 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung cho cây trầu bà cánh phượng phân chuồng hoại mục cho để cây được phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh nhé.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng