NHỮNG LOẠI CÂY HỢP MỆNH HỎA

Để khắc chế được những nhược điểm của mình, người mệnh Hoả nên chọn cây cảnh có màu sắc thuộc cung mệnh của mình là đỏ, cam, hồng, tím. Hoặc những cây cảnh màu xanh lá thuộc mệnh Mộc để tạo nên sự tương sinh như trong ngũ hành “Mộc sinh Hoả”. Hãy cùng CTREE tìm hiểu một số loại cây hợp với mệnh Hỏa nhé!

1. Cây Phất Dụ Mảnh

Cây Phất Dụ Mảnh có lá thanh mảnh, viền lá phớt đỏ. Lá của cây chậm lớn lâu tàn, nên chúng thường được đặt trong nhà ở, văn phòng. Ngoài ra, cây còn có khả năng thanh lọc không khí vô cùng tốt, bảo vệ bạn và gia đình an toàn trước tác hại điện từ của các thiết bị điện tử gây ra.

Cách chăm sóc: Phất Dụ Mảnh chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới nước vừa phải, tránh tưới nhiều để cây không bị thối rễ. Bạn nên tưới 2 – 3 lần/tuần. Và thi thoảng nên để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên giúp cho sự phát triển của cây.

Ý nghĩa phong thủy của cây phất dụ - CafeLand.Vn

2. Cây Hồng Môn

Theo một thí nghiệm của NASA, cây Hồng Môn giữ ẩm rất tốt trong không khí và là loại cây lọc không khí được nhiều người ưa thích. Cây có hoa màu hồng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc,… Ngoài ra, sắc hồng của hoa rất thích hợp với người mệnh Hoả, giúp họ gặp nhiều may mắn, luôn suôn sẻ trong công việc.

Cách chăm sóc: Cây Hồng Môn ưa nước, bạn sẽ cần tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần hãy mang cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh, gia chủ chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt (lưu ý chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để tránh rễ bị úng).

Cây hồng môn là gì? Ý nghĩa, công dụng, cách chăm sóc cây

3. Cây Phú Qúy

Cây Phú Qúy (tên khoa học: Aglaonema) nổi tiếng với khả năng thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả, cùng với sức sống mạnh mẽ trong môi trường thiếu sáng, cây Phú Quý với sắc đỏ đặc trưng sẽ là một loại cây hợp với mệnh Hoả. 

Cách chăm sóc: Cây Phú Quý là loại cây đặc biệt ưa nước, nên bạn cần tưới 2 – 3 ngày/lần. Thi thoảng 1 – 2 tuần bạn cần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh chỉ cần thay nước 2 tuần 1 lần và nhỏ từ 5 – 6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt

Cây Phú Quý Thủy Sinh trồng bình thủy tinh đẹp 155k

4. Cây Lan Quân Tử

Là giống cây thuộc họ nhà Lan, Cây Lan Quân Tử với sức sống dẻo dai bất chấp mọi điều kiện khắc nghiệt để bung nở ra những bông hoa tươi đẹp, rực rỡ. Chính vì lẽ đó, mà Lan Quân Tử được xem như biểu tượng thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, không chịu lùi bước trước gian khổ. Theo phong thủy, Cây không chỉ hợp với người mệnh Hỏa mà còn hợp với người tuổi Mùi.

Cách chăm sóc: Đây là loại cây rất dễ chăm sóc. Nhờ khả năng chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới 7 – 10 ngày/lần, chú ý đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Tổng hợp về cây Lan Quân Tử: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc  cây Lan Quân Tử

5. Cây Phong Lộc

Cây Phong Lộc có tên gọi khác là Phúc Lộc Hoa, cây Hoa Dứa Thái, Dứa Cảnh Nến,  cây Ngôi Sao Đỏ, cây Dứa Cảnh Lệ, cây Nến Cảnh hay cây Dứa Cảnh. Theo phong thủy, Phong Lộc Hoa sẽ mang đến cho gia chủ nhiều điềm may, vận tốt và làm vượng khí hài hòa phong thủy.

Nhờ đặc tính sống tốt trong mọi điều kiện nên Phong Lộc Hoa rất thích hợp làm cây để bàn, cây văn phòng. Hoa của cây mang sắc đỏ rực rỡ, thích hợp với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Kim. Cây sẽ mang lại sự thịnh vượng cho những người thuộc cung mệnh này.

Cách chăm sóc: Cây Phong Lộc Hoa có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng thích hợp làm cây để bàn làm việc. Đây là loại cây khá ưa nước nên bạn cần tưới 4 – 6 ngày/lần. Bên cạnh đó, để cây phát triển khỏe mạnh yêu cầu đất trồng cây cần thoáng, thoát nước tốt.

Ý nghĩa của cây Phong Lộc Hoa không phải ai cũng biết - CafeLand.Vn


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng